VNNIC cho biết, triển khai sử dụng tiêu chuẩn an toàn DNSSEC giúp cho việc sử dụng các dịch vụ sử dụng tên miền “.VN” an toàn, chính xác, tin cậy trên Internet (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
“Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018” được Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC công bố phát hành tại hội thảo – triển lãm Ngày Internet Việt Nam – Internet Day 2018 diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Theo báo cáo, tính tới hết ngày 31/10/2018, đã có 460.412 tên miền “.VN” đang duy trì sử dụng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng tên miền “.VN” được đăng ký mới năm 2018 là 119.737 tên.
Tên miền “.VN” có tỉ lệ tăng trưởng thực dương trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của tên miền quốc tế, gồm có tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD). Nhiều ccTLD khác trong khu vực và trên thế giới suy giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm.
“Kể từ năm 2011, tên miền quốc gia Việt Nam “.VN” đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng tên miền. Năm 2018, ccTLD “.VN” tiếp tục giữ vị trí này và thuộc top 10 ccTLD có số lượng duy trì sử dụng lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, đại diện VNNIC cho biết.
" alt=""/>Đã có 114 tên miền quốc gia “.VN” áp dụng tiêu chuẩn an toàn DNSSECHội thảo quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2018 với chủ đề An toàn thông tin trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và thiết bị thông minh do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Tại sự kiện, ban tổ chức cũng đã cho công bố kết quả chương trình bình chọn danh hiệu “Sản phẩm ATTT chất lượng cao”, “Sản phẩm ATTT mới xuất sắc” và “Dịch vụ ATTT tiêu biểu” năm 2018.
Đây là chương trình nhằm phát hiện, quảng bá, tôn vinh các sản phẩm về ATTT của doanh nghiệp trong nước, tạo điều khuyến khích, thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ ATTT của Việt Nam.
![]() |
Công bố kết quả chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ ATTT 2018. Ảnh: Trọng Đạt |
Khác với mọi năm, nhằm khuyến khích các sản phẩm ATTT mới, có tính sáng tạo cao, năm nay Chương trình sẽ bình chọn thêm danh hiệu “Sản phẩm an toàn thông tin mới xuất sắc”. Danh hiệu này được trao cho các sản phẩm ATTT nội địa mới, là kết quả nghiên cứu - phát triển có chất lượng cao, đang trong quá trình thương mại hóa và cung cấp ra thị trường.
Với uy tín và sự thu hút của chương trình bình chọn, số lượng các sản phẩm, dịch vụ ATTT đăng ký bình xét năm nay đã tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Sau quá trình thẩm định, hội đồng bình chọn sản phẩm, dịch vụ ATTT 2018 đã chọn ra 4 “Sản phẩm ATTT chất lượng cao”, 8 “Dịch vụ ATTT tiêu biểu” và 7 “Sản phẩm ATTT mới xuất sắc” năm 2018 của 11 doanh nghiệp.
Danh sách 4 sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao:
-Viettel Security Information & Event Management (SIEM) – Trung tâm An ninh mạng Viettel.
-Giải pháp định danh khách hàng eKYC – Công ty cổ phần tập đoàn MK.
- CMC Internet Enterprise của Công ty cổ phần an toàn thông tin CMC.
- Viettel Email Security của Trung tâm An ninh mạng Viettel.
Danh sách 8 dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu 2018:
- Dịch vụ giám sát an toàn thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT.
- Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng – Công ty cổ phần phát triển phần mềm và Hỗ trợ công nghệ.
- Giải pháp giám sát website tập trung VNCS Web Monitoring – Công ty cổ phần công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam.
- Cloud Security – Trung tâm An ninh mạng Viettel.
- Dịch vụ đánh giá kiểm thử xâm nhập – Công ty cổ phần An ninh an toàn thông tin CMC.
- Dịch Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27001 – Công ty cổ phần Tin học Mi Mi.
- Dịch vụ đánh giá An toàn thông tin (blackbox pentesting & whitebox pentesting) – Trung tâm An ninh mạng Viettel.
- Dịch vụ giám sát, xử lý sự cố ATTT 24/7 - SOC (Security Operation Center) của Trung tâm An ninh mạng Tập đoàn Viettel.
Danh sách 7 sản phẩm An toàn thông tin mới xuất sắc:
- Trung tâm điều hành an ninh mạng CMC (CMC NextGen SOC) – Công ty cổ phần An ninh an toàn thông tin CMC.
- Viettel Security Data Mining (VSDM) – Trung tâm an ninh mạng Viettel.
- Thiết bị xác thực KeyPass U2F Token – Công ty cổ phần tập đoàn MK.
- Bkav IPS Next Generation Firewall – Công ty cổ phần BKAV.
- USEC – Công ty cổ phần an ninh mạng Việt Nam.
- Sản phẩm bảo mật kênh truyền SNET – Công ty cổ phần Dịch vụ HT Việt Nam.
- Bộ công cụ cơ động kiểm tra an toàn thông tin – Phòng Thí nghiệm trọng điểm về an toàn thông tin.
Trọng Đạt - Trần Duy Tiến - Trần Thanh Thủy
Ông Phạm Kim Hùng, CEO&Founder của Base (thứ hai từ trái sang) trao đổi tại sự kiện
Trao đổi tại sự kiện SaaS Day 2018 với chủ đề “The Future of Work” do Base.vn tổ chức, ông Phạm Kim Hùng, CEO&Founder của Base nhận định việc xây dựng phần mềm trong doanh nghiệp là bài toán phức tạp.
Công việc này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về các nghiệp vụ doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến trải nghiệm của người dùng cuối là những người trực tiếp sử dụng phần mềm hàng ngày.
“Điều này trở thành rào cản trong việc tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp: con số sử dụng phần mềm chỉ ở mức 5% tại Việt Nam, thấp hơn hàng chục lần so với thế giới”, CEO Base nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ đám mây, phần mềm doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch. Các sản phẩm đi từ hình thức cài đặt máy tính (SaaP - Software as a Product) được chuyển lên nền tảng đám mây (SaaS - Software as a Service), hình thức mà đến nay được sử dụng bởi hơn 70% doanh nghiệp trên thế giới ở mọi quy mô.
So với SaaP, SaaS vượt trội hơn hẳn ở 4 điểm: người dùng truy cập được ở mọi nơi, mọi thiết bị; có thể nâng cấp linh hoạt theo nhu cầu của doanh nghiệp; người dùng cộng tác với nhau trên cùng một môi trường và quy trình triển khai dễ dàng nhanh chóng.
Đồng quan điểm, ông Dirk van Quaquebeke, đại diện quỹ đầu tư mạo hiểm BEENEXT cho hay SaaS được cả các doanh nghiệp SMEs và MNCs sử dụng và đã tăng số lượng người dùng tại Đông Nam Á lên 360% chỉ trong 1 năm qua.
" alt=""/>CEO Base: Phần mềm trong doanh nghiệp Việt đang có xu hướng “lên mây”